Trang chủ Tin chuyên ngành Từng bước xây dựng Thương hiệu Nhà tuyển dụng (Employer Branding)

Từng bước xây dựng Thương hiệu Nhà tuyển dụng (Employer Branding)

Ngày nay, các doanh nghiệp phải đối mặt nhiều thách thức về vấn đề tuyển dụng. Việc tìm kiếm ứng viên phù hợp, đủ năng lực với vị trí đang cần không dễ dàng, đòi hỏi doanh nghiệp phải có bí quyết. Mùa tuyển dụng đến rồi, bạn đã biết cách xây dựng Employer branding và sẵn sàng “hốt” nhân sự?
Quá trình tuyển dụng ngày nay tương đối phức tạp hơn, không chỉ ứng viên cần việc mà doanh nghiệp cũng rất “khát” nhân sự tài năng. Các chuyên gia nhân sự cho rằng, Employer branding – thương hiệu nhà tuyển dụng là tiêu chí doanh nghiệp cần phát triển. Khi ứng viên biết đến thương hiệu, họ mới mong muốn được làm việc, phát triển và gắn bó cùng doanh nghiệp.

Employer branding là gì?

Employer branding là thương hiệu nhà tuyển dụng, được xác định dựa vào cảm nhận của mọi người xung quanh về doanh nghiệp, quan điểm và suy nghĩ của nhân viên cũng như ứng viên. Thông qua hoạt động và thông điệp đã truyền đạt, mỗi doanh nghiệp sẽ đưa tên tuổi thương hiệu đến gần hơn với cộng đồng. Thương hiệu nhà tuyển dụng càng tốt thì ứng viên càng tin tưởng và mong muốn được gắn bó, trở thành nơi làm việc tuyệt vời, thu hút sự quan tâm của ứng viên tiềm năng.

Tầm quan trọng của Employer branding

Thương hiệu nhà tuyển dụng đại diện cho phần lớn giá trị của doanh nghiệp, thể hiện sự khác biệt và sức cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành khác. Một doanh nghiệp lan tỏa được thương hiệu sẽ trở nên quen thuộc hơn với ứng viên, đồng thời bạn hạn chế được những khó khăn về nguồn lực, thời gian cũng như chi phí tuyển dụng.
Thương hiệu nhà tuyển dụng đi kèm với văn hóa doanh nghiệp, bằng cách xây dựng một thương hiệu tích cực, bạn sẽ lôi kéo được sự chú ý của nhiều ứng viên hơn. Bên cạnh đó, những quyền lợi hấp dẫn trong khen thưởng, phúc lợi, sự hỗ trợ cân bằng trong công ty cũng là yếu tố quan trọng giữ chân nhân tài.

Phương pháp xây dựng Employer branding

Đánh giá tình hình doanh nghiệp
Cái nhìn tổng quan về thực trạng doanh nghiệp sẽ cho bạn biết mình đang đứng ở vị trí nào và có thể phát triển ưu điểm, khắc phục nhược điểm nào. Việc đánh giá có thể dựa vào ý kiến của nhiều nguồn thông tin như khảo sát ý kiến nhân viên hiện tại, phỏng vấn nhân viên mới, nhân viên vừa nghỉ việc, theo dõi đánh giá trên các trang mạng xã hội của công ty…
Xác định EVP
EVP có thể hiểu là các lợi ích đặc trưng của doanh nghiệp nhằm thu hút ứng viên. Sau khi thu thập ý kiến từ các luồng thông tin trong và ngoài doanh nghiệp, bạn tiếp tục khoanh vùng những EVP có thể gắn kết nhân viên, đảm bảo vừa đủ tạo ra sự khác biệt mà vẫn hấp dẫn ứng viên trong ngành.
Quảng bá bằng hình ảnh
Thời đại công nghệ phát triển, không những lời nói, câu chữ có thể diễn tả hết giá trị thương hiệu mà bạn có thể sử dụng hình ảnh, video về doanh nghiệp. Nội dung hình ảnh, video có thể là hoạt động nội bộ, khoảnh khắc của bất kỳ nhân viên nào, sự kiện của công ty… Hình ảnh, video cần chất lượng, có thông điệp rõ ràng, thể hiện được giá trị thương hiệu.
Xây dựng trang tuyển dụng
Hơn 80% ứng viên tìm kiếm việc làm trên internet, vậy tại sao bạn lại không xây dựng một trang tuyển dụng riêng biệt của công ty mình? Trang tuyển dụng đảm bảo dễ nhìn, dễ sử dụng, tối giản các khoản đăng ký, cập nhật nhanh chóng, liên tục, có sự tương tác… sẽ giúp bạn gắn kết với ứng viên tốt hơn.
Tối ưu hóa trải nghiệm của ứng viên
Trải nghiệm của ứng viên trong tuyển dụng cũng giống như cảm nhận của khách hàng khi sử dụng sản phẩm của công ty bạn vậy. Sự chuyên nghiệp của nhà tuyển dụng sẽ phần nào thể hiện và lan tỏa giá trị thương hiệu.
Kêu gọi nhân viên chia sẻ
Việc tận dụng đội ngũ nhân sự hiện tại chia sẻ các thông tin tuyển dụng, thông tin về doanh nghiệp không chỉ giúp gắn kết nhân viên mà còn góp phần đưa tên tuổi thương hiệu đi xa hơn. Đừng quên khuyến khích nhân viên để lại nhận xét, ý kiến của mình trên các sản phẩm truyền thông của doanh nghiệp để tăng sức thuyết phục.
Đánh giá và đo lường
Mỗi kế hoạch hoạt động muốn thành công tuyệt đối cần có sự đánh giá và đo lường thường xuyên. Doanh nghiệp có thể sử dụng các loại công cụ đo lường để đánh giá mức độ lan tỏa thương hiệu. Ngoài ra, số liệu về nguồn ứng viên thu về, thời gian tuyển dụng, tỷ lệ nhân viên nghỉ việc… cũng phần nào cho thấy kết quả của việc xây dựng thương hiệu.
Trước tình hình cạnh tranh với các công ty đối thủ không chỉ trong công việc mà còn trong vấn đề nhân sự, những doanh nghiệp biết xây dựng Employer branding – thương hiệu nhà tuyển dụng sẽ chiếm lợi thế hơn. Bạn đang phụ trách tuyển dụng nhân sự? Hãy tận dụng bí quyết mà bài viết vừa chia sẻ và tìm kiếm nguồn ứng viên chất lượng nhờ vào thương hiệu của doanh nghiệp nhé.
Nguồn: chefjob.vn
Gửi liên hệ
0914004800