Tiêu chuẩn 5s có nguồn gốc từ đâu? Khái niệm tiêu chuẩn 5S trong sản xuất của người Nhật đưa ra là gì? Nếu bạn là một trong những ứng viên muốn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản bạn cần phải nắm rõ được những nguyên tắc này.
Khái niệm nguyên tắc 5S trong tổ chức là gì?
5S chính là phương pháp quản lý sản xuất theo phương pháp của Nhật, nhờ vào nguyên tắc này mà họ có thể xây dựng một hệ thống và triết lý quản lý sản xuất như TQM, TPS và LEAN Manufacturing một cách vững vàng.
Vậy 5S có nguồn gốc từ đâu?
Chắc hẳn bạn đang băn khoăn về câu hỏi: 5S có nguồn gốc từ đâu? Sao người ta có thể biết tới nó và thực hiện tốt được: Sau thời gian tìm hiểu chúng tôi có thể trả lời cho các bạn học viên như sau: 5S có nguồn gốc từ đất nước mặt trời mọc, cho tới nay thì nguyên tắc 5S đã được áp dụng thành công ở nhiều công ty trên thế giới và công ty chúng tôi cũng không nằm ngoài danh sách.
Hiện nay, tiêu chuẩn 5S được thực hiện ở hầu hết các tổ chức đang và muốn đạt được mô hình tổ chức đạt mức đẳng cấp thế giới.
Lợi ích của nguyên tắc 5S?
– Loại bỏ sự lãng phí trong sản xuất, giảm thiểu các hoạt động không gia tăng giá trị, cung cấp cho doanh nghiệp, công ty một môi trường làm việc với tinh thần cải tiến liên tục, cải thiện tình trạng, chất lượng và an toàn trong lao động.
– 5S cũng được sử dụng để setup cho cuộc sống của bạn, nếu đồ dùng trong phòng bạn được sắp xếp ngăn lắp, đúng vị trí thì có nghĩa bạn đã và đang áp dụng được tiêu chuẩn 5S cho bản thân mình.
Áp dụng tiêu chuẩn 5S như thế nào?
Theo nghĩa gốc tiếng Nhật: 5S là Seiri (Sàng lọc), Seiton (Sắp xếp), Seiso (Sạch sẽ), Seiketsu (Săn sóc) và Shitsuke (Sẵn sàng). Đây cũng chính là thứ tự để bạn áp dụng tiêu chuẩn 5S trong doanh nghiệp của bạn.
Tìm hiểu về những tiêu chuẩn 5S:
1. Tiêu chuẩn Seiri – Sàng lọc: Tổng vệ sinh và sàng lọc, phân loại thông minh
Ở tiêu chuẩn 1, tổ chức phải xác định và phân loại được các dụng cụ, đồ dùng, tần xuất sử dụng trong quá trình sản xuất, mức độ thường xuyên sử dụng, thỉnh thoảng hay sử dụng nhiều, lúc nào không cần đến nữa và hiện tại không còn dùng tới chúng nữa…
Nguyên tắc đơn giản đó là: “Đừng giữ những gì mà tổ chức không cần đến”. Bởi các vận dụng thừa sẽ gây ra sự lãng phí về mặt tiền bạc để cất giữ.
Bạn nên sàng lọc theo các bước sau:
– Xác định mức độ hư hỏng và bụi bẩn, rò rỉ.
– THực hiện tổng vệ sinh
– Tìm hiểu nguyên nhân của các hiện tượng tại hiện trường.
– Xác định những khu vực xấu trong nhà máy hay phạm vi đang xét.
– Liệt kê thật từng chi tiết, nguyên nhân gây nên khu vực xấu.
– Quyết định phương án hành động có hiệu quả.
– Lên kế hoạch và triển khai.
2. Tiêu chuẩn Seiton – Sắp xếp bố trí lại khu vực làm việc.
Sau khi làm xong tiêu chuẩn 1, bạn cần tiến hành tới giai đoạn thứ 2 là Sắp xếp mọi thứ đúng vị trí của nó. Bạn cần dựa vào nguyên tắc tần xuất sử dụng, tổ chức sẽ đưa và phương án sắp xếp mọi vị trí phù hợp nhất:
– Những vật dụng được sử dụng thường xuyên sẽ được sắp xếp gần với vị trí làm việc.
– Những vật dụng ít được sử dụng thì sắp xếp xa vị trí làm việc.
Hãy sử dụng màu sắc để phân biệt chúng với nhau. Ví dụ: Khu vực ăn uống, khu vực nghỉ ngơi, nơi làm việc, lối đi lại hãy sơn những màu sắc khác nhau cho dễ phân biệt, tạo cảm giác sạch sẽ và an toàn.
Bên cạnh đó bạn cũng đừng quên những vật dụng cần gấp như: Bình cứu hỏa, thiết bị an toàn, lối thoát hiểm. Những vật dụng này cũng nên để ở nơi nổi bật.
3. Tiêu chuẩn Seiso – Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên kiểm tra thắt chặt.
Cần lên kế hoạch cho việc thường xuyên kiểm tra vệ sinh để duy trì một môi trường làm việc gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ.
Sạch sẽ luôn là một tiêu chuẩn quan trọng đối với chất lượng, bởi vậy, khi khu vực làm việc của bạn đã sạch sẽ thì việc đó chỉ cần duy trì nó là được.
Hãy gắn trách nhiệm, quy đinh cho từng nhân viên ở từng khu vực, bởi như vậy khi làm việc người ta mới biết được trách nhiệm và nhiệm vụ của mình cần làm ở khu vực này là gì.
Ở tiêu chuẩn thứ 3: Tổ chức cần thiết lập được các chu trình một cách thường xuyên, đảm bảo được rằng môi trường làm việc luôn được sạch sẽ hàng ngày và hàng tuần.
Việc đảm bảo vệ sinh cần phải có sự giám sát của cấp trên một cách liên tục, mọi nhân viên sẽ coi đó là niềm tự hào và sự đóng góp sâu sắc của mình đối với tổ chức.
4. Tiêu chuẩn Seiketsu – Duy trì tiêu chuẩn sạch sẽ và ngăn nắp
Việc đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cần xác định được tiêu chuẩn và làm cho chúng trở nên trực quan và dễ nhận biết đối nhân viên như:
– Thiết kế nhãn mác rõ ràng, tiêu chuẩn cho các vị trí cũng được quy định rõ ràng.
– Hình thành các chỉ số cũng như cách nhận biết các tiêu chuẩn bị vượt.
– Thiết lập phương pháp thống nhất cho chỉ thị về giới hạn và xác định các vị trí.
5. Tiêu chuẩn Shitsuke – Sẵn sàng hình thành thói quen và thực hành
Đây là tiêu chuẩn khá khó khăn bởi tổ chức phải làm cho nhân viên tuân thủ các quy định đưa ra.
Để thực hiện được chữ S thứ 5 này tổ chức cần hình thành và củng cố các thói quen làm việc thông qua các hoạt động đào tạo, những quy định khen thưởng, kỷ luật. Vì là quy trình mới nên cần được thực hiện thông qua các hình ảnh trực quan hơn là lời nói, hãy luôn đảm bảo được rằng mọi người liên quan đều cùng nhau tham gia phát triển các tài liệu tiêu chuẩn/
Hãy đảm bảo rằng mọi người đều có tính tự giác, đều hiểu và thống nhất thực hiện bởi nếu không có đào tạo và kỷ luật thì các bước tuần tự của tiêu chuẩn 5S không thể áp dụng thành công.
Nguồn: acekysunhatban.com