Đặc điểm của việc trao đổi qua điện thoại là: Tiết kiệm thời gian, hiệu quả cao, giảm bớt thủ tục, thuận tiện, nhanh chóng.
Nhưng việc
trao đổi qua điện thoại cũng có tính đặc thù. Vậy chúng ta cần chú ý những gì khi nói chuyện điện thoại với người khác?
Sau đây là những mẹo giúp bạn nâng cao chất lượng cuộc nói chuyện qua điện thoại chỉ bằng những lưu ý đơn giản sau:
1. Cần nhanh chóng đi thẳng vào những điểm quan trọng. Chẳng có ai thích một cuộc điện thoại vừa dài vừa lan man, không đi thẳng vào chủ đề chính. Hãy nhanh chóng nói những điều mà bạn cần nói và đã được chuẩn bị, đừng ấp a ấp úng. Nên tự giới thiệu về mình, tốt nhất trong khoảng từ mười lăm đến ba mươi giây, sau đó nói ra mục đích mà bạn muốn gọi điện và rồi lập tức đi vào chủ đề chính.
2. Khi nói chuyện điện thoại, bạn nên là người giữ thế chủ động. Không nên để đối phương dắt mũi, làm cho bản thân mình không tập trung, thậm chí quên mất lý do gọi điện. Khi gọi điện thoại, nếu xảy ra sự việc ngoài ý muốn thì hãy tùy cơ ứng biến, nhanh chóng dập điện thoại, đương nhiên phải tìm ra những lý do hợp lý. Đối với những vấn đề phức tạp mà đối phương đưa ra, bạn hãy nói với anh ta là đợi đến khi gặp mặt, nhất định sẽ trả lời anh ấy một cách rõ ràng, tỉ mỉ.
3. Không vội bỏ cuộc: Cho dù bạn có đạt được mục tiêu hay không bạn cũng không nên dễ dàng từ bỏ, cần phải hẹn đối phương thời điểm sẽ gọi lại để bàn tiếp.
4. Nhanh chóng đưa ra quyết định: Không nên để phí điện thoại tăng lên cùng sự kéo dài thời gian nói chuyện, mà hãy để bản thân nhanh chóng đưa ra quyết định. Nhưng cũng không nên vì tiếc tiền điện thoại mà buộc mình phải quyết định vội vàng.
5. Đừng sợ phải đàm phán lại một vấn đề quan trọng. Giả dụ sau khi vừa đàm phán xong, bạn lại phát hiện ra có những sai sót trong việc tính toán thì đừng do dự, hãy nhanh chóng gọi một cuộc điện thoại nữa để sửa lại.
* Ngoài ra, khi nói chuyện điện thoại bạn cần phải tránh xa những điều dưới đây:
– Các vấn đề chính trị nhạy cảm;
– Các vấn đề liên quan đến chuyện riêng của cá nhân;
– Những chuyện xấu của nhà cạnh tranh;
– Những chuyện xấu của công ty cũng như đồng nghiệp;
– Những lời nịnh hót không có giới hạn;
– Cố ý lừa người khác nói ra những kiến thức của mình, nói năng không có giới hạn, khiến cho người khác cảm thấy ghét…
Theo Trí thức trẻ