Trang chủ Tin chuyên ngành Nghiên cứu chứng minh: Nhân viên biết lương lãnh đạo cao sẽ làm việc tốt hơn, nhưng biết lương đồng nghiệp cao thì ngược lại

Nghiên cứu chứng minh: Nhân viên biết lương lãnh đạo cao sẽ làm việc tốt hơn, nhưng biết lương đồng nghiệp cao thì ngược lại

Gần đây, một nghiên cứu được thực hiện bởi tiến sỹ Zoe Cullen từ đại học Harvard và tiến sĩ Ricardo Perez-Truglia từ đại học California chỉ ra rằng nhiều người sẵn sàng trả tiền để không cho đồng nghiệp biết về mức lương của họ.
 

 
Theo báo cáo từ Harvard Business Review, đa số mọi người đều ước lượng mức lương của lãnh đạo thấp hơn so với thực tế, còn đối với mức lương của đồng nghiệp ngang cấp thì ngược lại. Khi những nhân viên này biết thu nhập chính xác của lãnh đạo cao hơn mức họ tưởng, họ có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn. Tuy nhiên, nếu phát hiện đồng nghiệp có mức thu nhập cao hơn thực tế, người ta lại trở nên lười biếng hơn.
 
Nghiên cứu này được thực hiện với sự tham gia của khoảng 2.000 nhân viên tại một ngân hàng thương mại lớn ở châu Á. Thông qua một khảo sát trực tuyến, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu các nhân viên đoán lương của lãnh đạo, đoán càng chính xác, họ sẽ nhận những phần thưởng càng giá trị.
 
 
Khoảng một nửa số nhân viên đưa ra con số cao hơn và gần đúng con số thực tế. Nửa còn lại không đưa ra được mức lương chính xác. Sau khi triển khai nghiên cứu này, các chuyên gia đã phân tích dữ liệu của công ty này trong một năm sau đó về thời gian đi làm, thời gian đi về, hoạt động trên email và kết quả kinh doanh của tất cả những người tham gia khảo sát.
 
Kết quả cho thấy, đối với những nhân viên biết được lãnh đạo có mức lương thực tế cao hơn so với dự đoán, họ đã dành thêm 1,5% thời gian làm việc, gửi nhiều email hơn 1,3% và có doanh số tốt hơn 1,1%. Những con số này còn lớn hơn nếu những lãnh đạo đó gần cấp với những nhân viên này. Như vậy, việc biết được mức lương của lãnh đạo có ảnh hưởng tích cực đến động lực làm việc của nhân viên.
 
Tuy nhiên, với những nhân viên biết được đồng nghiệp cùng cấp có mức lương thực tế cao hơn mức họ dự đoán, thời gian làm việc ở văn phòng của họ giảm đi 9,4%, gửi email ít hơn 4,3% và kết quả kinh doanh giảm 7,3%.
 
 
Một nghiên cứu từ năm 2011 được thực hiện bởi các nhà khoa học từ Đại học California và Đại học Princeton cho thấy các nhân viên phát hiện lương của họ thuộc mức thấp thường có xu hướng muốn chuyển sang một công việc khác.
 
Trong khi đó, một nghiên cứu được thực hiện bởi PayScale cho thấy đa số mọi người đều không biết họ có đang được trả lương một cách công bằng hay không. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng 2/3 những người được trả lương ở mức trung bình cho rằng họ đang nhận được mức lương thấp hơn trung bình thị trường. Nghiên cứu này cũng chỉ ra người ta thường cảm thấy tích cực hơn trong công việc khi công ty có chính sách minh bạch về lương thưởng và trao đổi với nhân viên về vấn đề này một cách thẳng thắn. Chẳng hạn, công ty có thể giải thích cho nhân viên tại sao mức lương mà họ được nhận lại thấp hơn mức trung bình trên thị trường.
 
Elena Belogolovsky, trợ lý giáo sư nghiên cứu về nguồn nhân lực tại Đại học Cornell, cho rằng các công ty không nhất thiết phải đưa thông tin về lương thưởng đến từng nhân viên, nhưng họ cần phải làm cho hệ thống thông tin trở nên minh bạch hơn. Công ty cần cung cấp thông tin cho nhân viên về lộ trình phát triển cá nhân và cách họ có thể để tăng mức thu nhập.
 
Nguồn: Nhịp sống kinh tế

Nghiên cứu này được thực hiện với sự tham gia của khoảng 2.000 nhân viên tại một ngân hàng thương mại lớn ở châu Á. Thông qua một khảo sát trực tuyến, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu các nhân viên đoán lương của lãnh đạo, đoán càng chính xác, họ sẽ nhận những phần thưởng càng giá trị.

Gửi liên hệ
0914004800