Trang chủ Tin chuyên ngành Tận dụng mâu thuẫn để gắn kết nhân viên

Tận dụng mâu thuẫn để gắn kết nhân viên

Không chỉ là phân xử, làm sếp giỏi phải là người khéo léo lợi dụng mâu thuẫn để gắn kết nhân viên.

 

Mâu thuẫn là từ mà lãnh đạo không muốn nghe, là hiện tượng mà lãnh đạo không muốn chứng kiến, nhưng trong doanh nghiệp luôn xuất hiện, tồn tại những kiểu mâu thuẫn khác nhau.

Mâu thuẫn là từ mà lãnh đạo không muốn nghe, là hiện tượng mà lãnh đạo không muốn chứng kiến, nhưng trong doanh nghiệp luôn xuất hiện, tồn tại những kiểu mâu thuẫn khác nhau. Tuy nhiên, rất nhiều quản lí không biết nên đối phó, hóa giải, lợi dụng mâu thuẫn này như thế nào và họ cảm thấy lúng túng, không có biện pháp giải quyết với những mâu thuẫn đột nhiên xảy ra như vậy.

Mâu thuẫn quá ít sẽ khiến công ty ảm đạm nhưng nếu mâu thuẫn quá nhiều thì sẽ làm ảnh hưởng đến không khí làm việc của công ty. Người quản lí thành công luôn biết khống chế giữa hai ranh giới này. Các thành viên trong tập thể cần có sự hiểu biết về mục tiêu, trách nhiệm của mình, đồng thời dùng cách thức đúng đắn để tranh luận, bàn bạc về những vấn đề hiện nay và trong tương lai của công ty.

Mặc dù có tồn tại mâu thuẫn nhưng lại đồng thời tạo ra sức mạnh tích cực, thúc đẩy công ty phát triển, trở thành mâu thuẫn có ích cho doanh nghiệp. Người quản lí nên tham khảo một vài điểm sau:

Thứ nhất, chỉ xử lí mâu thuẫn quan trọng. Người quản lí không nên xử lí hết mâu thuẫn, cách làm này thể hiện sự khoan dung, độ lượng của người lãnh đạo. Thông thường, những mâu thuẫn mà lãnh đạo cần xử lí chỉ chiếm khoảng 20%.

Thứ hai, duy trì mâu thuẫn vừa phải. Nói một cách tổng quan, người quản lí cần duy trì mâu thuẫn ở mức độ vừa phải, tức là người quản lí cần dùng trực giác của mình để khống chế, điều chỉnh mâu thuẫn không trở nên quá gay gắt.

 

Thứ ba, đảm bảo nguyên tắc xử lí công bằng. Người quản lí muốn giải quyết thành công mâu thuẫn giữa các nhân viên cần căn cứ vào sự thật, vào chính sách công ty, vào sự công bằng, hợp lí hợp tình, như vậy mới khiến hai bên tín phục.

Thứ tư, nhìn nhận đúng đắn vấn đề, không chủ quan phiến diện, chưa điều tra cụ thể thì chưa phát ngôn. Người quản lí muốn giải quyết thành công mâu thuẫn giữa các nhân viên thì đầu tiên cần điều tra tình hình cụ thể. Trong quá trình điều tra, không "cưỡi ngựa xem hoa", không qua loa, mà phải nghe và phân tích tình hình của hai bên, nghe những nhận xét khách quan của mọi người.

Thứ năm, dùng các biện pháp cưỡng chế để giảm mâu thuẫn. Đối với những mâu thuẫn kéo dài, gây tổn thất lớn đến công việc của hai bên, người quản lí cần dùng biện pháp cưỡng chế và quy định để hóa giải mâu thuẫn trong thời hạn nhất định.

Thứ sáu, khi giải quyết mâu thuẫn tránh để bị tình cảm cá nhân chi phối. Mâu thuẫn là sự đối lập về nhu cầu, lợi ích của nhân viên, người quản lí muốn giải quyết mâu thuẫn thì không nên để tình cảm cá nhân xen vào. Chỉ có như vậy mâu thuẫn mới được giải quyết hợp lí.

(Theo Tri Thức Trẻ – Tựa bài do DNSG Online đặt lại)

Gửi liên hệ
0914004800