Giữ chân nhân tài và thuật dùng người
Xem thêm: Giữ chân nhân viên là trách nhiệm mỗi cá nhân
Nhân lực giỏi là tài sản riêng của doanh nghiệp
Doanh nghiệp có thể vay mượn vốn từ ngân hàng, có thể học hỏi mô hình kinh doanh của đối thủ nhưng không thể nào có được một nguồn nhân lực như nhau bởi nhân lực là tài sản riêng của một doanh nghiệp. Hàng hóa có thể sao chép, có thể giả mạo nhưng nguồn nhân lực thì không.
Làm thế nào để tuyển được nhân viên giỏi? Câu hỏi mà bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng quan tâm và gặp không ít khó khăn trong công việc của mình. Việc nhân viên ra đi sau khi được đào tạo hay đã có vốn kinh nghiệm vững vàng là điều khiến hầu hết các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải đau đầu.
Thông qua 4 yếu tố chính để đánh giá năng lực nhân viên: Kỹ năng, kiến thức, thái độ và thành tích đạt được, thì nhân viên giỏi không chỉ thông minh, siêng năng, nhiều tham vọng mà còn có những phẩm chất tốt như lạc quan, hòa đồng…
Việc tuyển được nhân viên giỏi đã khó, giữ chân họ lại còn khó hơn. Ở cương vị là một nhà lãnh đạo,trong môi trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay, làm thế nào để giữ chân nhân viên giỏi cũng không kém phần quan trọng, quyết định rất lớn đến thành công của doanh nghiệp.
Khi nhân viên giỏi quyết ra đi
Tuyển dụng là một quá trình tốn kém về thời gian,công sức và tiến bạc của doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều khiến hầu hết các nhà lãnh đạo đầu là sau một thời gian được đào tạo bài bản,tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong quá trình làm việc thì cũng là lúc nhân viên quyết ra đi.
Qua khảo sát cho thấy, lương chỉ là một trong những nhân tố quan trọng trong việc giữ nhân viên giỏi. Vậy họ sẵn sàng ra đi vì lí do gì?
Đối với nhân viên giỏi: họ ra đi là vì công việc không phù hợp hoặc phù hợp nhưng không có khả năng thăng tiến; không được tôn trọng cũng như không được tự khẳng định; cảm giác bị cô lập; thiếu các điều kiện hỗ trợ…
Đối với doanh nghiệp: Vì không có chiến lược và chính sách một cách rõ ràng; cơ cấu tổ chức chưa hợp lý, vận hành không hiệu quả; độc đoán cơ chế, hay quản lý theo phương thức gia đình; công việc bị xáo trộn,đan chéo – sử dụng sai nguồn lực; nguy cơ giải thể, phá sản doanh nghiệp, các yếu tố pháp lí khác chi phối; môi trường làm việc không tốt và văn hóa doanh nghiệp chưa chuẩn tắc…
Với thị trường lao động cạch tranh như hiện nay, việc giữ chân nhân viên giỏi càng được các nhà lãnh đạo chú trọng hơn trở thành một phần tất yếu cho thành công của doanh nghiệp. Nhiều người cho rằng chiến lược giữ chân nhân viên hay nhất là thể hiện rõ ràng quyền lợi và trách nhiệm của họ trong hợp đồng lao động. Nhưng đó không phải là cách làm duy nhất!
Nhà lãnh đạo phải thật sự hiểu họ. Nhân viên giỏi sẽ không đợi đến đánh giá năng lực hàng tháng,hàng quý hay hàng năm mà cần ghi nhận kịp thời những đóng góp quý giá bằng khen thưởng, khuyến khích thông qua các hình thức đa dạng như gửi thư chúc mừng đến họ, hay một buổi ăn trưa ấm cúng… Hãy nhân rộng sự ghi nhận này từ những nhân viên giỏi thường xuyên hơn; xây dựng văn hóa doanh nghiệp, thể hiện tính ổn định và tích cực, dựa trên sự tôn trọng, thừa nhận sự sáng tạo và đãi ngộ đối với họ.
Một chuyên gia tư vấn nhân sự cho biết, để giữ chân nhân viên giỏi, không chỉ thể hiện quyền lợi, không chỉ thể hiện rõ ràng quyền lợi và trách nhiệm trong hợp đồng lao động, mà còn phải tạo ra môi trường làm việc thú vị, thực hiện cam kết của tổ chức và quan tâm ở góc độ con người với những sẻ chia khích lệ thường xuyên về mặt tư tưởng, về mục tiêu, về lợi ích.
Và một cách nhìn
TS. Michael Roach tác giả Năng đoạn kim cương (The Diamond Cutter) đưa ra 3 nguyên tắc cơ bản, giúp chúng ta phát triển có chiều sâu hơn trong cuộc sống và công việc. Nhìn ở khía cạnh quản trị nhân sự, các nhà lãnh đạo sẽ hiểu hơn về quá trình phát triển của nhân viên, giúp việc điều hành doanh nghiệp có ý nghĩa lâu dài, làm cho chính họ được phong phú cả bên trong lẫn bên ngoài.
Thứ nhất, nhân viên đi làm là để thành công; tức là phải tạo ra tiền. Các nhà lãnh đạo giúp họ hiểu rõ tiền từ đâu ra, làm cách nào để tiền không ngừng đến, thành công nối tiếp thành công và luôn giữ thái độ lành mạnh đối với nó khi ta có nó. Thành tích đạt được với những đóng góp quý báu của họ và chính sách đãi ngộ sao cho tương xứng, công bằng và minh bạch.
Thứ hai, nhân viên hưởng thụ – tức là cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Các nhà lãnh đạo giúp họ luôn mạnh khỏe cả về tinh thần lẫn vật chất; trở thành một người tốt; một người hạnh phúc thực sự. Theo xu hướng thế giới, các nhà lãnh đạo thành công luôn hướng đến “Work Less, Make More” – “Làm ít, Gặt hái nhiều”- không chỉ giàu có về vật chất mà còn giàu cả về tinh thần. Ngoài thời gian dành cho công việc, họ còn dành nhiều thời gian cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Hãy khơi gợi và làm cầu nối cho những chương trình gặp gỡ, giao lưu thú vị và có ý nghĩa.
Thứ ba, nhân viên tạo ra giá trị, tức là mục đích cuối cùng của họ trong cuộc sống hay công việc là gì. Bất cứ điều gì họ làm, bất cứ điều gì họ nói, hay suy nghĩ sẽ hình thành bức tranh tổng thể về họ luôn sống động và có giá trị. Hãy giúp họ hoàn thiện và ghi nhận những giá trị đó.
Với thị trường lao động cạnh tranh như hiện nay, việc dùng người và giữ chân nhân tài càng được các nhà lãnh đạo chú trọng hơn, trở thành một phần tất yếu cho thành công của doanh nghiệp.
Nguồn: Doanh nhân cuối tuần