Trang chủ Tin chuyên ngành Điều gì ẩn sau chiếc mặt nạ nhân viên?

Điều gì ẩn sau chiếc mặt nạ nhân viên?

Chắc rằng bạn đã từng nhiều lần nghe những đồng nghiệp của mình nói chuyện một cách thoải mái, ngọt ngào trong điện thoại nhưng sau đó lại lầm bầm khó chịu khi kết thúc cuộc nói chuyện. Bạn sẽ nghĩ gì nếu ở trong vị trí của người ở đầu dây bên kia? Thái độ thật sự của các nhân viên với bạn, công ty và công việc của họ là gì?

 

 

Đằng sau tấm mặt nạ này là thái độ nào?

Một trong những điểm độc đáo của Halloween là hóa trang bao gồm việc khoác lên một chiêc mặt nạ để che dấu nhân dạng thật sự. Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng đó là một trong số ít dịp người ta tự nhiên và giả vờ trở thành người hoàn toàn khác. Tuy nhiên, chắc rằng mọi người cũng làm điều tương tự như thế này trong cuộc sống hàng ngày.

Trong bộ phim “V for Vendetta”, nhân vật chính luôn mang ngoài mặt một chiếc mặt nạ có nụ cười tươi nhằm che dấu đi sự nham hiểm bên trong. Liệu các nhân viên có đang che dấu cảm xúc thật sự của họ? Chỉ một số ít người có thề thẳng thừng thể hiện sự cứng cỏi và thiếu tôn trọng trước mặt bạn. Ngược lại, hầu hết những người khác sẽ thể hiện thái độ chuyên nghiệp và tỏ ra bình thường nhưng liệu họ có còn như thế không khi bạn quay lung đi? Khi họ tán gẫu với các đồng nghiệp hoặc bạn bè ở ngoài chỗ làm, bạn nghĩ họ sẽ nói những gì?

Bạn không thể là người bạn tốt của tất cả mọi người và bạn cũng không nên cố gắng quá mức để “chinh phục” họ. Nhưng bạn nên muốn họ đối xử một cách tôn trọng với bạn và biết đánh giá cao công việc mà họ đang làm. Nếu bạn muốn những nhân viên của mình hoàn thành tốt mục tiêu và thậm chí là có những nỗ lực tự nguyện để làm nhiều hơn cả sự mọng đợi của bạn thì những thái độ tiêu cực kéo dài cần được giải quyết.

Một nhân viên chú tâm và hài lòng với công việc không bao giờ bị phân tán bởi những điều mà họ không thích và có thể tập trung để hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc nhất. Trong khi đó, những nhân viên bất mãn sẽ buông ra những lời phàn nàn về cấp trên, bạn đồng nghiệp, công việc hiện tại và môi trường làm việc. Kết quả là họ sẽ mất tập trung vào nhiệm vụ và chỉ dành thời gian cũng như năng lượng cho việc phàn nàn. Đó chính là những điều bạn cần ghi nhớ nếu bạn muốn các nhân viên luôn thành thực trong hành động và lời nói của họ.

5 cách để đánh giá thái độ của nhân viên.

Những người không hài lòng với công việc và luôn tỏ thái độ khó chịu có thể đâu độc bạn đồng nghiệp của họ và gây ảnh hưởng xấu đến khả năng làm việc của những người khác. Sau đây là 5 cách để đánh giá đúng thái độ của nhân viên và giúp bạn tránh được việc nhìn lầm người:

1. Sử dụng bài đánh giá tuyển dụng để nhận định được các vấn đề về hành vi

Đây là cơ hội tốt nhất để quan sát kỹ xu hướng hành vi của ứng cử viên tiềm năng trước khi bạn tuyển họ vào làm việc. Thăm dò cách họ phản ứng với những tình huống nhất định để đánh giá họ sẽ phản ứng như thế nào trong công việc. Những bài đánh giá này cung cấp một cái nhìn sơ lược về nhân viên tiềm năng đằng sau bản sơ yếu lý lịch và chiếc mặt nạ họ thể hiện trong suốt cuộc phỏng vấn.

2. Các cuộc điều tra nội bộ về thái độ của nhân viên.

Nhân viên của bạn có thể mang mặt nạ tươi cười hoặc “diễn” rất tốt trong công việc. Vì thế, những cuộc khảo sát thái độ nhân viên định kỳ sẽ là cơ hội tốt nhất để họ đưa ra những phản hồi có tính xây dựng dựa trên những cảm xúc thật sự của họ về công việc, môi trường làm việc, bạn đồng nghiệp và người quản lý. Nếu bạn thực hiện một khảo sát đánh giá nhân viên, nên chuẩn bị nhận những phản hồi tiêu cực và sau đó giải quyết một cách hợp lý. Nếu như bạn làm ngơ đối với những nhận xét tiêu cực (hoặc thực hiện hành động trả đũa) thì không chỉ làm cho những nỗ lực của bạn trở nên mất hết ý nghĩa mà còn khiến cho thái độ của nhân viên trở nên tệ hơn trước rất nhiều.

3. Phản hồi 360 độ cho quản lý và nhân viên cao cấp

Nhiều người rất ngần ngại việc phê phán trực tiếp cấp trên hoặc thể hiện thái độ phản đối với ý kiến của người khác. Điều này sẽ mang đến sự đồng thuận giả tạo trong môi trường làm việc và tạo ra những điểm mù trong lãnh đạo. Nếu như bạn là người quản lý, hãy cố gắng nuổi dưỡng một văn hóa làm việc mà trong đó mọi nhân viên đều hiểu rằng họ có thể thẳng thắn với bạn. Và người quản lý nên biết rằng họ có thể đạt được nhiều lợi ích nhất từ đánh giá phản hồi 360 độ, một phương pháptập trung phản hồi từ cấp dưới, sếp, bạn đồng nghiệp và có thể từ khách hàng hoặc nhà phân phối.

4. Xây dựng những mối quan hệ thân mật.

Bạn giao tiếp như thế nào trong nơi làm việc? Những mối quan hệ thân mật rất cần thiết để bạn biết được những thay đổi đang diễn ra trong nơi làm việc. Những người xung quanh thật sự đang nghĩ gì? Điều gì đang chiếm lấy sự chú ý và những lo lắng của họ? Nếu như  bạn chỉ giao tiếp với những người mà bạn làm việc trực tiếp, bạn có thể bỏ qua những cuộc nói chuyện giá trị có thể phản ánh được tâm lý và môi trường làm việc. Bạn đang là người trong cuộc hay người ngoài cuộc đối với những việc đang diễn ra xung quanh bạn?

5. Huấn luyện nhân viên của bạn xây dựng những mối quan hệ mạnh mẽ hơn

Huấn luyện khổng chỉ để có được những phản hồi thường xuyên giữa người quản lý và nhân viên mà quá trình đó còn cho phép hình thành một mối quan hệ sâu sắc hơn. Nếu cấp trên luôn là một người lạnh lùng, xa cách, và khó gần, thì họ sẽ khó có thời gian để cung cấp và nhận được những phản hồi từ nhân viên (điều này sẽ dẫn đến điểm mù trong lãnh đạo, thái độ tiêu cực từ nhân viên, hiệu quả làm việc kém …) Tuy nhiên, bản thân việc huấn luyện chính là một hình thức giao tiếp có thể xóa đi rào cản và nâng cao thái độ làm việc của nhân viên.

Nguồn: Profiles International.

Gửi liên hệ
0914004800