Trang chủ Tin chuyên ngành Mức lương tăng tối thiểu năm 2015 ở các nước châu Á Thái Bình Dương

Mức lương tăng tối thiểu năm 2015 ở các nước châu Á Thái Bình Dương

Mức lương ở các nước châu Á Thái Bình Dương tăng rất nhỏ vào năm 2015, nhưng vẫn tiếp tục được ghi nhận là thấp bằng 10% so với trước thời kỳ khủng hoảng tài chính. Khảo sát hằng năm về tổng thù lao của Mercer dự báo về tiền lương bình quân tăng 7.3% trong năm 2015, trong khi đó con số này là 8.1% trong năm 2008.

Mercer, nhà tư vấn hàng đầu toàn cầu trong việc thúc đẩy sức khỏe, thịnh vượng và sự nghiệp dự đoán các thị trường mới nổi ở châu Á Thái Bình Dương tiếp tục dẫn đầu thế giới về tăng trưởng lương thực tế, so với các thị trường phát triển ở Hoa Kỳ và Châu Âu cho thấy 20% – 30% chênh lệch.

Mức lương tăng lên ở một số thị trường mới nổi như Việt Nam, Indonesia và Ấn Độ tiếp tục duy trì ở mức hai con số hoặc một con số cao, nhưng mức độ tăng tiền lương thực tế tại các thị trường này tiếp tục ở mức thấp do tỷ lệ lạm phát cao ở các nước này. Sự tăng trưởng lương thực tế được tính bằng công thức tăng lương trừ đi tỷ lệ lạm phát.

Hình: Tiền Lương Tăng

Ví dụ, dự đoán về việc lương tăng cho Indonesia trong năm 2015 là 9.4%, tuy nhiên sự tăng trưởng lương thực tế chỉ có 2.2%, vì tỷ lệ dự đoán lạm phát (tỷ lệ CPI) là 7.2% cho năm 2015. Mức lương tối thiểu ở các nước như Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam vẫn tiếp tục tăng với tỉ lệ kép 12-13% mỗi năm trong vòng 3-4 năm qua.

Lương tăng lên ở năm 2015 được mong đợi sẽ cao hơn mức lạm phát ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, dẫn đến tăng trưởng dương lương thực tế trong khu vực. “Trong khi tăng trưởng lương thực tế là một tin tốt cho thị trường mới nổi, trên cơ sở tỷ lệ phần trăm, mức lương tuyệt đối vẫn còn thấp ở các nước này, so với các thị trường phát triển hơn” phát biểu bởi Puneet Swani, lãnh đạo của Partner, Information Solutions & Rewards – Châu Á, Trung Đông và châu Phi tại Mercer.

Tỉ lệ thuyên chuyển ở mức hai con số ở hầu hết các nước Châu Á Thái Bình Dương, ngoại trừ Nhật Bản và Hàn Quốc là một trong những yếu tố đáng lo ngại cho các nhà tuyển dụng trong khu vực này. Mặc dù sự ổn định gần đây ở tỷ lệ thuyên chuyển tự nguyện, các con số gia tăng này là thách thức lớn về chi phí thay thế nhân sự trong việc trả lương cao hơn cho những nhân sự thay thế, chi phí tuyển dụng và tổn thất sản xuất, tất cả đều có ảnh hưởng xấu đến tổng chi phí hoạt động và lợi nhuận mà đã được nghiên cứu kĩ lưỡng.

Sau khoảng cách ba năm, các ngành nghề đang nhìn thấy sự thay đổi trong ý định tuyển dụng trên khắp châu Á Thái Bình Dương. Swani nói thêm, “Việc tuyển dụng mà đã tiếp tục không suy giảm trong ba năm qua đã bắt đầu chậm lại. Mặc dù bốn hoặc năm công ty trong số mười công ty vẫn đang tìm cách để tăng số lượng nhân viên, đặc biệt là ở các nền kinh tế mới nổi, con số này đã giảm từ 6 đến 7 trong vài năm qua. Bán hàng và tiếp thị, kỹ thuật / kỹ sư, và các chức năng tài chính & kế toán tiếp tục dẫn đầu các gói về những lĩnh vực nơi tối đa tuyển dụng đang xảy ra”

Các ngành bên lĩnh vực công nghệ dự đoán có mức lương tăng thấp nhất cho năm 2015 ở 8 trong số 14 quốc gia trong khu vực, so với các ngành chính. Trong khi dự báo ngành khoa học cuộc sống cho thấy mức lương tăng cao nhất ở 7 trong số 14 quốc gia, theo khảo sát cho biết.

Bài viết đăng trên diễn đàn HR in Asia

Gửi liên hệ
0914004800